Hướng dẫn sử dụng chế phẩm sinh học CTY TNHH SX-TM Giải Pháp SH Smart Mother Em an toàn vệ sinh thân thiện với môi trường

Hướng dẫn sử dụng chế phẩm sinh học CTY TNHH SX-TM Giải Pháp SH Smart Mother Em an toàn vệ sinh thân thiện với môi trường

Ngày đăng: 11/12/2023 05:45 PM

1. Tại sao khi sử dụng chế phẩm Sinh Học cho cây trồng lại giảm phân bón hoá học, thuốc BVTV và các chất kích thích sinh trưởng? Giảm phân bón hóa học vì: - Trong chế phẩm sinh học bổ sung rất nhiều các yếu tố dinh dưỡng khác nhau như: các khoáng chất, acid min, vitamin… - Thúc đẩy các quá trình chuyển hóa năng lượng, giảm thiểu tối đa hao hụt dinh dưỡng trong quá trình tổng hợp - Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. - Cố định N từ tự nhiên. - Phân giải các hợp chất vô cơ, hữu cơ khó tan.. Cân bằng dinh dưỡng, các hoocmon sinh học trong cây từ đó hạn chế sự phát triển quá mức của một yếu tố nào đó, tăng cường sức đề kháng của cây, tác dụng lên các tế bào thân cây, vững chắc, hạn chế gãy đổ, bộ rễ ăn sâu rộng giúp chống hạn và rét, tán lá khỏe, quang hợp tốt…Hạn chế tối đa dịch sâu bệnh ngoài ra các VSV hữu ích trong chế phẩm cũng ức chế các VSV gây hại phát triển…

2. Chế phẩm sinh học có phải là chất điều tiết sinh trưởng của cây trồng hay không? Không, khi cây phát triển đầy đủ cân đối thì quá trình tổng hợp các chất này diễn ra bình thường..

3. Tại sao chế phẩm sinh học lại được gọi là một chế phẩm sinh học cao cấp nhất hiện nay? - Nguyên liệu tổng hợp: Phi hóa học (các yếu tố sinh học) - Ứng dụng bởi công nghệ sinh học hiện đại. - Sản xuất theo công nghệ cao- Nano tiên tiến

4. Có thể sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý đất bạc màu được không? Nếu được xin cho biết cách xử lý tốt nhất? Có thể xử lý được, tuy nhiên hiệu quả phụ thuộc vào thời gian cũng như tính chất của đất. Cách xử lý: - Xác định xem đất chua hay kiềm. - Phơi ải đất trước 2-4 tuần, tạo điều kiện thoáng khí, diệt mầm bệnh… - Loại sự phát tiềm ẩn của cỏ dại. - sử dụng sản phẩm sinh học theo hướng dẫn trên nhãn chai. 

5. Khi sử dụng chế phẩm sinh học cho cây trồng có thể trộn lẫn với phân bón hoá học, các loại thuốc bảo vệ thực vật hay các chất kích thích sinh trưởng khác được không? Vì sao? Không nên, vì không chắc chắn rằng khi trộn các thành phần đó vào thì các trạng thái ban đầu của chúng được giữ nguyên, do đó hạn chế phần nào hiệu quả của cả 2 chế phẩm…

6. Gia đình tôi là một gia đình thuần nông phát triển theo hướng gia trại - trang trại( nông nghiệp hàng hóa) vì thế trồng rất nhiều loại cây trồng khác nhau bao gồm các cây lương thực, cây công nghiệp… (như rau xanh bao gồm: rau họ bầu bí và họ cải; cây ăn quả bao gồm: táo ta, nho, thanh long, nhãn, vải…; lúa nước, khoai tây; chè; cà phê; tiêu; điều….). Vậy xin hỏi kỹ sư: “kỹ thuật dùng chế phẩm sinh học cho các loại đối tượng cây trồng này sao cho hiệu quả nhất”? - Ngâm giống: thời gian ngâm phụ thuộc vào từng loại cây, thời gian bảo quản của hạt, cấu trúc vỏ hạt… - Nồng độ liều lượng phun phụ thuộc vào: nhóm rau có lông hút trên mặt lá - không có nông hút - lá mỏng - lá dày - sự phân bố khí khổng và thủy khổng… - Thời gian giữa các lần phun: phụ thuộc vào thời kỳ sinh trưởng, thời gian sinh trưởng của cây, thời điểm (hoa rộ), thời tiết khí hậu: 3-5 ngày, 7-10 ngày, 10-15 ngày, 15 – 25 ngày. .

7. Khi phun chế phẩm sinh học vườn sinh thái cho cây trồng thì phun ở thời điểm nào là hiệu quả nhất, những lưu ý khi sử dụng chế phẩm sinh học ? - Cây đang sinh trưởng phát triển, có khả năng đồng hóa dinh dưỡng… - Tránh các thời điểm ra hoa rộ… - Thời tiết khí hậu thuận lợi. - Khoảng cách giữa các lần phun phù hợp…

8. Gia đình chúng tôi làm nghề nhân giống cây trồng đã lâu, đặc biệt là nhân giống vô tính. Vậy xin hỏi kỹ sư có thể dùng chế phẩm sinh học để kích thích các đoạn thân giống ra rễ nhanh hơn so với bình thường được không(ví dụ mía, sắn, rau ngót, tranh leo, hoa cúc…)? Không trực tiếp nhưng gián tiếp kích thích ra rễ.

9. Xin hỏi tại sao khi sử dụng chế phẩm sinh học rút ngắn thời gian sinh trưởng của Vật Nuôi - Cây Trồng, ngoài ra còn làm tăng chất lượng, mẫu mã các nông sản phẩm trong nông nghiệp? Vậy đây có phải là chất kích thích không? Vì sao? Vì: - Chế phẩm vườn sinh thái Bổ sung đầy đủ và cân đối các nguồn dưỡng chất đầu vào: + Dinh dưỡng: các khoáng chất vi lượng, đa lượng, trung lượng: ….. + Các vitamin thiết yếu(nhóm B, C, A, E…): kích thích sự phát triển của mô, có vai trò quan trọng trong sự phát triển và hình tế bào, tái tạo năng lượng, chống oxi hóa, đào thải các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể, tăng sức đề kháng, nâng cao khả năng hoạt động của cơ... + Các acid amin (Aspartic acid, Threonine, Serine, Glutamic acid, Proline, Glycine, Alanine, Valine, Methionine, Isoleucine Leucine, Phenyl alanine, Histidine Lysine, Tyrosine, Arginine, Tryptophan, Cystine): có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp protein, điều hòa các chức năng sinh lý của cơ thể… + Các loại men sinh học trong chế phẩm sinh học : Điều hòa, xúc tác các phản ứng hóa sinh trong cơ thể, giúp vật nuôi tiêu hóa tối đa lượng thức ăn đầu vào; tăng cường tổng hợp các acid amin, các protein.. + VSV hữu ích trong chế phẩm sinh học : có vai trò quan trọng trong quá trình nhân sinh thành tập đoàn vsv phân giải, phân giải các chất vô cơ, hữu cơ đồng thời hỗ trợ các VSV có lợi phát triển, ức chế VSV gây hại…

10. Cho biết kỹ thuật xử lý chế phẩm sinh học trên đất vườn ươm cây giống? Các công đoạn: loại bỏ cỏ dại – Phơi ải đất – Làm đất – Lên luống + Bón lót = Phun chế phẩm theo QTSD. (trộn đều và sâu trong tầng canh tác)

11. Theo kỹ sư, đối với cây lúa khi sử dụng chế phẩm sinh học sẽ làm giảm đầu tư về phân bón, thuốc BVTV, giảm công chăm sóc, cho tăng năng suất lên từ 8-15% đồng thời cho thu hoạch sớm hơn vụ đại trà từ 5 – 7 ngày. Nếu được như thế thế thì tốt quá!!! Vậy xin hỏi kỹ sư tại sao lại có được những điều như vậy? - Bổ sung đầy đủ và cân đối các nguồn dưỡng chất đầu vào: + Dinh dưỡng: các khoáng chất vi lượng, đa lượng, trung lượng: ….. + Các vitamin thiết yếu (nhóm B, C, A, E…): kích thích sự phát triển của mô, có vai trò quan trọng trong sự phát triển và hình tế bào, tái tạo năng lượng, chống oxi hóa, đào thải các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể, tăng sức đề kháng, nâng cao khả năng hoạt động của cơ... + Các acid amin (Aspartic acid, Threonine, Serine, Glutamic acid, Proline, Glycine, Alanine, Valine, Methionine, Isoleucine Leucine, Phenyl alanine, Histidine Lysine, Tyrosine, Arginine, Tryptophan, Cystine): có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp protein, điều hòa các chức năng sinh lý của cơ thể… + Các loại men sinh học: Điều hòa, xúc tác các phản ứng hóa sinh trong cơ thể, giúp vật nuôi tiêu hóa tối đa lượng thức ăn đầu vào; tăng cường tổng hợp các acid amin, các protein.. + VSV hữu ích: Có vai trò quan trọng trong quá trình lên men, phân giải các chất vô cơ, hữu cơ đồng thời hỗ trợ các VSV có lợi phát triển, ức chế VSV gây hại… Dẫn đến hệ quả: - Lúa cứng cây, sức chống chịu hạn, lạnh, sâu bệnh… tốt - Lúa đẻ nhánh hữu hiệu cao, hạn chê vô hiệu. - Do đầy đủ dinh dưỡng nên hạt phấn khỏe, thời gian tồn tại lâu, do đó tỷ lệ thụ phấn cao->hạt/bông nhiều. - Lá đòng khỏe, thời gian tồn tại dài, cây quang hợp tốt, nâng cao khả năng sử dụng dinh dưỡng -> Hạt mẩy

12. Khi dùng chế phẩm sinh học  cho cây lúa có làm cây lúa cứng cây, hạt chắc được không? Giúp chống đổ ngã ở lúa(nt)

13. Xin hỏi khi nhiệt độ xuống thấp (lạnh sâu) từ 5 - 7oC. Khi đó tôi dùng chế phẩm sinh học để phun cho cây lúa, ngô với mục đích trống rét có được không? Trống rét phải thực hiện ngay từ những giai đoạn đầu và thực hiện thường xuyên liên tục, chứ không nên trống rét cho cây theo thời điểm. Trong T/H thời tiết quá lạnh (nhỏ hơn nhiều so với sức chịu đựng của cây = nhiệt độ tối thiểu) thì cây trồng ngừng sinh trưởng và có thể chết

14. Tại sao khi sử dụng chế phẩm sinh học  cho cây trồng lại hạn chế hiện tượng “Rụng quả sinh lý” ? Hãy cho biết kỹ thuật sử dụng chế phẩm sao cho đạt hiệu quả cao nhất? Khi cây cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng gặp điều kiện thuận lợi về thời tiết thì giảm rụng quả sinh lý.

15. Khi sử dụng chế phẩm sinh học  cho cây trồng quá nồng độ, liều lượng hoặc phun đi phun lại nhiều lượt trong cùng một thời điểm thì cây trồng có biểu hiện gì không? Nếu có thì vì sao lại có những biểu hiện như vậy? Cách xử lý trong những trường hợp không mong muốn? Biểu hiện đầu tiên là héo rủ lá – vàng lá – cháy lá (tùy mức độ). Trong trường hợp này cây đang bị mất nước đột ngột, nên cần chú ý bổ sung nước vừa đủ, không nên tưới quá đẫm.

16. Tại sao cùng 1 chai chế phẩm sinh học lại sử dụng được cho cả vật nuôi và cây trồng? Tuy vật nuôi cây trồng có cơ chế hoạt động sinh học khác nhau (ví dụ: đối với vật nuôi để tổng hợp các pr, các chất hữu cơ cao phân tử… thì chúng phải thông qua sử dụng trực tiếp nguồn thức ăn đầu vào có sẵn, qua một hệ tiêu hóa hiện đại…đối với cây trồng chỉ cần sử dụng năng lượng ASMT cùng với sự có mặt của CO2 , H2O, diệp lục). Tuy nhiên các nguồn dinh dưỡng đầu vào lại tương tự nhau: chúng đều phải sử dụng các khoáng chất, các vitamin, acid min để tao nên các vitamin thực vật hay động vật…

17. Dùng chế phẩm sinh học để ngâm hạt giống có những tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng chế phẩm sinh học  trong ngâm giống? - Tăng tỷ lệ nảy mầm, mầm to, khỏe. - Thúc đẩy các phản ức hóa sinh tạo năng lượng. - Thời gian ngâm giống: phụ thuộc vào loại cây trồng, cấu trúc vỏ hạt và thời gian bảo quản. 

18. Nghe kỹ sư nói chế phẩm sinh học có tác dụng chống hạn cho cây trồng? vậy hãy giải thích cho chúng tôi biết: tại sao khi dùng cho cây trồng lại chống hạn được, nói cách khác yếu tố nào có trong chế phẩm làm lên điều kỳ diệu này? - Các bộ phận trên mặt đất phát triển tốt từ đó ảnh hưởng tốt đến các bộ phận dưới mặt đât như hệ rễ. - Rễ khỏe ăn sâu, rộng hút được nhiều nước và dinh dưỡng…

19. Nghe kỹ sư nói chế phẩm sinh học có thể chống rét được cho cây trồng, mà mấy hôm nay trời rét đậm- rét hại kéo dài, tôi lại mới gieo mạ sáng nay. Vậy xin hỏi kỹ sư tôi muốn chống rét cho mạ xuân bằng cách chiều tôi về phun luôn có được không? Được, phun càng sớm càng tốt, tuy nhiên phải phun đúng thời điểm…còn đối với mạ mới gieo, chưa bén rễ khi phun chỉ có hiệu quả xử lý đất mạ, chưa có hiệu quả rõ rệt trên cây mạ như trong trường hợp này, vì cây chưa kịp bén rễ, lá chưa có mà quang hợp.

20. Tại sao nói khi áp dụng chế phẩm sinh học vào sản xuất rau an toàn với diện tích lớn lại tiết kiệm công chăm sóc, tiết kiệm nguồn nước tưới? - Trong quá trình sử dụng chế phẩm sinh học  phải dùng KT phun mù, dung môi chính là nước phun qua lá do đó đây cũng là một nguồn nước quan trọng cung cấp cho cây, cứ mỗi lần phun được xem là một lần cung cấp nước vừa đủ cho cây. - Tạo cho cây sức đề kháng tốt có bộ rễ ăn sâu và rộng nên có thể hút nước và dinh dưỡng ở các tầng đất phía dưới.

21. Hãy cho biết những tác dụng của chế phẩm sinh học  khi phun cho cây hồ tiêu? Ngoài những tác dụng chung, ở hồ tiêu có tác dụng rõ rệt nhất là giảm rụng quả sinh lý từ 15 -20% xuống còn 2-5%. Chăm sóc tốt có thể giảm hơn nữa. 22. Có thể sử dụng chế phẩm sinh học cho cây trồng – vật nuôi đang mắc bệnh được không? Tại sao? Không. Vì Chế phẩm sinh học là chất dinh dưỡng, chỉ hổ trợ tăng trưởng và tăng sức đề kháng chứ không điều trị bệnh. Nên dùng thuốc để chữa trị, sau 3-5 ngày mới sử dụng tiếp chế phẩm sinh học giúp cây trồng vật nuôi mau hồi phục.

23. Sử dụng chế phẩm Sinh Học  có cần phải cách ly hay không? Không cần cách ly, tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả kinh tế, giảm chi phí nên xử lý lần cuối cách thời điểm thu hoạch từ 3-5 ngày.

24. Khi chúng tôi sử dụng chế phẩm sinh học cho cây vải có giảm được hiện tượng nứt quả ở vải không? Tại sao? Hiện tượng nứt quả do 3 nhóm NN chính: nấm – dinh dưỡng+hooc mon – thời tiết.

25. Nếu xử lý chế phẩm sinh học trong cải tạo đất thì xử lý nồng độ liều lượng như thế nào sao cho phù hợp và tiết kiệm nhất? ứng dụng trên công nghệ khoa học nhật bản tiên tiến nhất hiện nay ưu điểm vượt trội hơn các loại chế phẩm sinh học trên  thị trường hiện  nay 

26. Hãy nêu và so sánh những đặc điểm khác biệt (vượt trội) của chế phẩm với các chế phẩm khác cùng loại trên thị trường ? - Được ứng dụng bằng CNSH hiện đại. - Sản xuất theo CN nano. - Nguồn nguyên liệu trong tự nhiên. - Cùng một chế phẩm sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau - Lượng nhỏ dùng cho một diện tích lớn.

27. Hiệu quả từ việc sử dụng chế phẩm sinh học ra sao cho cộng đồng ? - Việc sử dụng chế phẩm sinh học đem lại hiệu quả cao, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, cũng như góp phần bảo vệ môi trường cho cả thế hệ hôm nay và mai sau.